Áp lực thời gian và tính sáng tạo

Thời gian là thứ mà mọi cá nhân và đội ngũ sáng tạo cần phái có. Nhưng họ cần bao nhiêu thời gian? Áp lực thời gian sẽ làm tăng hay giảm tính sáng tạo? Đây là những vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý khi họ có đáp ứng các mục tiêu của tổ chức với nguồn thời gian có giới hạn.

Đã có nhiều nghiên cứu vè mối liên hệ giữa áp lực thời gian và tính sáng tạo. Có quan điểm cho rằng áp lực hỗ trợ tính sáng tạo, còn quan điểm kia thì ngược lại, cho rằng áp lực gây tác động tiêu cực đối với tính sáng tạo. Các nhà nghiên cứu Teresa Amabile, Constance Hadley, và Steven Kramer trước khi đi đến két luận cuối cùng đã chỉ ra những trường hợp mà sự khéo léo thăng hoa dưới áp lực tột bực của thời gian, ví dụ: nhóm NASA trong vòng vài giờ đã gắn được hệ thống lọc khí, tuy thô nhưng hiệu quả, trên tàu Apollo 13 – một giải pháp sáng tạo tiết kiệm sứ mệnh và công sức phi hành đoàn. Đồng thời, các nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra trường hợp các nhóm Bell Labs đã tạo được máy bán dẫn và kỹ thuật laser trong điều kiện không bị áp lực về thời gian.

Áp lực thời gian

Áp lực thời gian

Sau khi nghiên cứu hơn chín ngàn nhật ký công việc của những người tham gia các dự án đòi hỏi tính sáng tạo cao, Amabile và những cộng sự đã kết luận rằng áp lực thời gian thường giết chết tính sáng tạo. Họ đã viết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu con người càng cảm thấy áp lực thời gian trong ngày làm việc dành cho họ thì họ càng ít tư duy sáng tạo hơn”.

Những nghiên cứu này lưu ý rằng áp lực thời gian ảnh hưởng đến tính sáng tạo theo nhiều cách khác nhau tùy vào việc liệu môi trường đó có cho phép con người tập trung vào công việc của họ, có truyền cảm giác khẩn cấp một cách có ý nghĩa vè nhiệm vụ của họ, hoặc khuyến khích hay làm suy yếu tính sáng tạo bằng nhiều cách khác. Ví dụ: áp lực thời gian không giết chết tính sáng tạo khi con người cảm thấy họ đang thực hiện một sứ mệnh, đó là những gì mà các thuyền viên NASA chắc chắn cảm thấy. Mặt khác, suy nghĩ sáng tạo dưới áp lực thời gian khắc nghiệt sẽ suy giảm khi con người cảm thấy họ đang ở trong mớ công việc chán nản – chẳng hạn như khi họ nghi ngờ rằng công việc của họ không quan trọng và khi gặp nhiều gián đoạn (tình huống của một nhà quản lý điển hình).