Bạn phải học cách kiểm soát chi tiêu hàng ngày

Các khách hàng Tài chính Mảnh mai của tôi thường hay nói với tôi rằng họ “không thể tiết kiệm tiền” và rằng họ “có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu”. Nếu bạn không chú ý vào các chi tiết, những điều này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, khi tôi nghe những khẳng định này, điều đầu tiên tôi bảo họ làm là mở ngay báo cáo thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng của mình ra. Chúng tôi xem lại báo cáo ít nhất là từ ba đến bốn tháng gần nhất từ đó chúng tôi có thể tìm thấy bất cứ khuôn mẫu hoặc khoản chi tiêu nào lặp đi lặp lại trong suốt thời gian đó.

Bạn phải học cách kiểm soát chi tiêu hàng ngày

Bạn phải học cách kiểm soát chi tiêu hàng ngày

Từ đây, chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng các bản báo cáo. Chúng tôi đánh giá và thảo luận về từng khoản mua một. Quá trình này có vẻ buồn tẻ và vô ích, tuy nhiên, bạn sẽ sốc khi thấy bao nhiêu thứ “nhỏ nhặt” có thể gộp thành một thứ đáng kể qua thời gian. Khách hàng của tôi thường có những khoản phải trả trong thẻ lặp đi lặp lại mà họ không hề hay biết rằng chúng có tồn tại. Chính bản thân tôi cũng từng như thế. Khi rà soát lại, tôi nhận ra rằng mình đã trả 9 đô la mỗi tháng cho một đại lý báo cáo tín dụng và 14,95 đô la cho một đại lý khác để làm chính công việc đó. Tôi bị sốc một chút, rồi tự thuyết phục mình rằng có ai đó đã ăn cắp thông tin tín dụng và phá hoại điểm tín dụng của tôi. Nếu đứng riêng lẻ, các khoản tiền này chẳng khiến tôi bận tâm. Tuy nhiên, khi tính gộp lại, chúng tương ứng với gần 300 đô mỗi năm. Giờ thì, tôi yêu điểm tín dụng của mình, nhưng 300 đô có thể đồng nghĩa với nhiều thứ vui vẻ hơn – như những đôi giày chẳng hạn!

Các khách hàng khác thì không nhận ra rằng thói quen uống cà phê sữa của họ khiến họ tốn bao nhiêu tiền. Bốn đô la mỗi ngày thì có vẻ chẳng có gì nhiều nhặn. Nhưng sau năm ngày số tiền đó sẽ là 20 đô, sau thời gian một tháng nó sẽ là 80 đô và sau một năm, số tiền đó là 960 đô. Đừng nghĩ rằng tôi đang chỉ trích cà phê sữa hay những sở thích nho nhỏ khác. Bản thân tôi cũng có thói quen uống cà phê sữa và đó là một nghi lễ hàng ngày mà tôi sẽ không bao giờ từ bỏ vì bất cứ thứ gì trên đời này – vậy nên tôi đã có kế hoạch cho nó. Nhưng thay vào đó, nếu bạn có thể uống cà phê tại nơi làm việc hoặc tại nhà, 960 đô là một khoản tiền thưởng lớn mà bạn có thể khá dễ dàng tặng cho bản thân mình.
Khi thuộc tuýp Mảnh mai, bạn phải xem xét kỹ lưỡng từng khoản mua sắm và thói quen tiêu tiền của mình. Có lần, tôi cùng khách hàng đang rà soát lại việc chi tiêu và chúng tôi nhận ra rằng cô ấy đã trả tiền bảo hiểm xe cho một chiếc xe mà cô rất ít khi sử dụng. Khi thực sự phân tích giá trị của khoản bảo hiểm, chúng tôi nhận ra rằng đó là một chi phí không cần thiết mà cô có thể tạm thời hoãn nó lại cho đến khi cô tiếp tục sử dụng nó. Quyết định này giúp cô có thêm 1.200 đô vào tài khoản ngân hàng năm đó.

Đôi khi chúng ta thuyết phục bản thân mình rằng chúng ta cần phải chi khoản đó, tuy nhiên, nêu dành thời gian để thực sự cân nhắc, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng có thể có một vài thứ mà mình đang làm không thực sự cần thiết, chúng chỉ như những thói quen mà nếu không có chúng thì chúng ta vẫn có thể sống khỏe.

Nếu bạn gặp khó khăn khi tự chất vấn những thói quen chi tiêu của mình, tôi khuyên bạn nên mời một người bạn đến và nhờ họ giúp bạn phân tích giá trị các khoản mua của mình. Tốt nhất là người bạn này thuộc dạng Tài chính Cân đối hoặc Tài chính Mảnh mai chứ không phải Tài chính Béo phì, họ sẽ được trang bị tốt nhất để giúp bạn phân tích chi tiêu của mình một cách khách quan.

Rà soát chi tiêu như thế nào?

Kiểm soát chi tiêu hàng ngày giúp bạn biết rõ bạn đang sử dụng tiền vào việc gì, có lãng phí hay không, hợp lý hay chưa để điều chỉnh lại.

Cẩn thận khi sử dụng thẻ tín dụng

Cẩn thận khi sử dụng thẻ tín dụng

Hãy in báo cáo thẻ tín dụng vầ thẻ ghi nợ của bạn trong vòng từ ba đến bốn tháng gần nhất ra. Đúng vậy, hãy in chúng ra! Tôi phát hiện ra rằng mọi người sẽ có khả năng phân tích tốt hơn khi nhìn trên bản in. Sau đó hãy nhìn vào những chi phí theo trật tự giá trị và phân loại chúng thành các loại chi phí cao, trung bình và thấp. Sau đó hãy nhìn vào mức độ thường xuyên của từng khoản mua. Bạn có thấy nhiều khoản phải trả cho củng một thứ không? Bạn có thấy các khoản phải trả hàng ngày hay hàng tuần cho thứ gì không? Đó là chuyện nên làm hay không nên làm? Chúng ta sẽ sử dụng phân tích này trong một bài tập ở phần sau.