Bạn thuộc loại hình tài chính nào? Mục tiêu cuộc đời bạn?

Có ba loại hình tài chính: Cân đối, Mảnh mai và béo phì. Tôi sẽ đi sâu hơn vào từng loại hình trong phần viết riêng cho từng dạng, tuy nhiên, tôi sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quan ở đây. Giống như tất cả chúng ta đều nỗ lực để có một cơ thể cân đối, tôi tin rằng mỗi người chúng ta cũng nên phấn đấu để trở thành người có Tài chính Cân đối. Là người có Tài chính Cân đối, bạn sống trong khả năng của mình và lên kế hoạch rõ ràng cho các mục tiêu tài chính. Những người Tài chính Mảnh mai sống trong sự túng thiếu và có cảm giác như thể họ không thể khá hơn được, dù có nỗ lực làm việc đến đâu đi chăng nữa. Còn người Tài chính Béo phì thì luôn chi tiêu quá tay và chẳng tiết kiệm được là bao, kiểu người này thường có rất nhiều các khoản nợ tùy theo thu nhập của họ.

Tài chính béo phì

Hình biếm họa người tài chính béo phì

Trước khi làm rõ xem bạn thuộc loại hình nào, chúng ta hãy cùng thực hiện bước đầu tiên để định nghĩa xem với bạn thì thành công tài chính là như thế nào. Các bạn nên dành thòi gian và làm cẩn thận từng bài tập. Thực tế là các khách hàng của tôi đều cảm thấy không lãng phí thời gian vào những bài tập này.

Hãy dành từ 5 đến 10 phút ngồi yên lặng. Nhắm mắt lại. Thở vài hơi thật sâu và nghĩ về điều bạn muốn trong cuộc sống. Hãy lấy bút, giấy và trả lời nhiều câu hỏi nhất có thể.

Điều gì là quan trọng nhất với bạn?

  1. Sự nghiệp?
  2. Hôn nhân?
  3. Con cái?
  4. Ở nhà nội trợ?
  5. Nghỉ hưu sớm?
  6. Học vấn?
  7. Nhà cửa?

Những thứ phải làm trước khi bạn chết?

  1. Du lịch vòng quanh thế giới?
  2. Nhảy dù?
  3. Làm từ thiện?

Những niềm vui bình dị của bạn?

  1. Ra ngoài ăn sáng, uống cafe, ngồi đọc báo?
  2. Đàn đúm bạn bè nhậu nhẹt cuối tuần?
  3. Đi mua sắm?

Hai danh sách đầu tiên có thể được coi là “nhu cầu” trong cuộc sống của bạn, đó là những thứ bạn ưu tiên khi lên kế hoạch. Danh sách thứ ba gồm những thứ bạn muốn có trong cuộc sống. Nó không quan trọng bằng nhưng cũng tốt nếu bạn có khả năng thực hiện chúng.

Giờ thì hãy nhìn vào các danh sách mà bạn đã lập ra. Chúng có dài không? Hay là ngắn? Hãy nhìn vào các danh sách, suy nghĩ về giá trị về mặt tiền bạc của từng danh sách một. Bạn có biết cụ thể cần bao nhiêu tiền để đạt được từng khoản đó không? Nếu không, tôi đặc biệt khuyến khích bạn cố gắng tìm hiểu giá trị của những thứ bạn muốn và những thứ bạn cần. Chuyện này có vẻ nhạt nhẽo, nhưng việc biết được chi phí của những mục tiêu trong đời bạn là điều quan trọng. Hiểu rõ giá trị tài chính của danh sách những thứ bạn muốn làm trước khi chết và danh sách những thứ bạn thuần túy cần là đặc biệt quan trọng. Bạn có thể sử dụng rất nhiều nguồn để xác định giá trị những thứ trong danh sách của mình.

Hiểu rõ chi phí những gì bạn muốn

Cần hiểu rõ chi phí những gì bạn muốn

Với nhiều mục tiêu cụ thể hơn, tôi khuyên khách hàng nên nghiên cứu về mục tiêu và xác định chi phí trung bình. Ví dụ như, nếu bạn tìm cụm từ “chi phí nhảy dù”, bạn sẽ thấy rằng chi phí trung bình là khoảng 349 đô. Vậy nếu đó là một mục tiêu quan trọng của bạn, bạn sẽ biết rằng bạn cần chuẩn bị ít nhất là 349 đô.

Khi đã áng chừng chi phí cho những thứ bạn muốn và bạn cần, giờ là lúc quyết định xem liệu bạn có thể đạt được chúng dựa trên những nguồn tài chính (có thể) nào. Nếu bây giờ bạn không đủ khả năng chi trả cho những thứ đó thì sau này bạn có thể không?