Hướng dẫn lập kế hoạch cân đối tài chính

Một khi bạn đã trừ đi chi phí cho các khoản trong danh mục nhu cầu, số tiền còn lại là để cho danh mục mong muốn của bạn. Điều tuyệt vời của kế hoạch này là đầu tiên bạn phải cất một số tiền đi để tiết kiệm, vậy nên nếu bạn vẫn còn tiền sau khi tiết kiệm, trừ thuế và trả tiền cho những thứ trong danh mục nhu cầu, bạn có thể thực sự cảm thấy thoải mái về việc “thỏa mãn” bản thân với những thứ trong danh mục mong muốn. Tôi khuyến khích khách hàng liệt kê danh mục mong muốn càng cụ thể càng tốt. Chẳng hạn như: “tiền ăn”, “tiền đi chơi”, “tiền mua quần áo”, v.v… Nếu bạn vẫn còn tiền dành cho danh mục này, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng bạn biết mình sẽ dành khoản tiền đó vào việc gì. Càng cụ thể, bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái và hiểu tường tận việc chi tiêu của mình.

Rất nhiều người lên kế hoạch hoặc dự thảo chi tiêu cho những thứ thuộc danh mục nhu cầu và sau đó xếp các mong muốn của mình vào một danh mục riêng. Khi bạn cho mỗi danh mục mong muốn một định nghĩa cụ thể, nó sẽ giúp bạn quản lý mỗi tháng tốt hơn và xác định được kế hoạch của bạn là một kế hoạch tốt hay nó vẫn cần được điều chỉnh lại. Chẳng hạn như bạn có thể dành ra 100 đô la mỗi tháng cho việc đi chơi. Nếu bạn đã tiêu hết số tiền đó trong ba tuần, bạn sẽ biết rằng tuần tới mình nên ở nhà. Hoặc bạn có thể nhìn vào các danh mục mong muốn khác (quần áo, giày dép…) và thấy rằng tháng này bạn không tiêu nhiều tiền vào những thứ đó và quyết định xem liệu bạn có nên tiêu số tiền đó vào việc đi chơi trong phần còn lại của tháng không.

Cách tiết kiệm tiền

Cách tiết kiệm tiền

Nếu sau khi bạn đã gửi tiết kiệm, chi tiền cho các danh mục nhu cầu và mong muốn mà vẫn còn tiền, bạn sẽ có khả năng làm rất nhiều thứ. Như bạn có thể hình dung ra, tôi khuyên khách hàng nên để số tiền còn lại vào tài khoản tiết kiệm hoặc dành số tiền đó đế trả các khoản nợ khác nhau. Trên thực tế, nếu khách hàng có vấn đề về quản lý nợ, tôi sẽ ưu tiên nó hơn cả các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, tùy thuộc vào tình huống. Hãy nhớ rằng: Mục tiêu quan trọng nhất của bài tập này là đảm bảo rằng bạn phải tiết kiệm được tiền. Một khi đã có tài khoản tiết kiệm, chúng ta có thế xác định xem cần sắp xếp nó như thế nào và vào đâu và việc đó có thể giúp bạn trả hớt nợ hoặc tạo ra thêm tài sản. Số tiền còn lại sau khi đã gửi tiết kiệm, chi cho các nhu cầu và mong muốn là nhiên liệu có thể được tiếp thêm để giúp bạn đi tiếp hành trình của mình. Nói rõ ra, tôi có vài khách hàng có các quỹ dôi ra này và lên kế hoạch cho tiền lãng phí. Họ cần biết rằng họ có chút tiền dành cho những lúc họ muốn tiêu tiền thoải mái mà không phải cảm thấy giằng xé vì chuyện đó. Cũng giống như tôi khuyên bạn hãy thật cụ thể với danh mục nhu cầu và mong muốn của mình, bạn cũng nên cụ thể với danh mục lãng phí hoặc phần thu nhập dôi ra này. Rất nhiều khách hàng của tôi sẽ thực sự lập ra những tài khoản tiết kiệm riêng cho những khoản này và đặt tên chúng là “Tiền đi du lịch” hoặc “Tiền mua sắm”. Một lần nữa/ nó giúp bạn biết bạn có những khoản tiền riêng để hoàn trả một phần thẻ tín dụng, mua các thiết bị ứng dụng, túi xách, v.v…

Quá trình lập Kế hoạch Cân đối thực sự cho bạn rất nhiều tự do trong cuộc sống tài chính. Và tôi dám chắc rằng bạn đang nghĩ tôi bị điên, vì tôi đang miêu tả viễn cảnh “tự do” mà dường như có nghĩa là định ra giới hạn, nhưng tôi đã nhận ra rằng việc sống theo kế hoạch cân đối thực sự mang lại cảm giác đó cho khách hàng của mình. Khi họ hiểu rằng mình có thể hoặc không thể tiêu tiền vào một số thứ hoặc trải nghiệm nhất định, nó thực sự mang lại cho họ cảm giác thanh thản. Trước khi có kế hoạch cân đối thích hợp, họ tiếu tiền một cách bừa bãi và thường xuyên phải tự hởi không biết mình có tiền hay không. Hoặc họ sẽ “lo chuyện đó sau”. Sau khi có một kế hoạch thích hợp, mặc dù ban đầu họ sợ rằng kế hoạch ấy sẽ khiến cuộc sống của mình bị bó buộc, họ nhận ra rằng nó thật sự có tác dụng ngược lại.