Làm thế nào để tiêu tiền một cách hợp lý?

Bất chấp mọi lý lẽ, lúc nào bạn cũng biết rằng tiết kiệm tiền luôn tốt hơn tiêu tiền. Hầu hết những người cân đối đều từng trải qua khó khăn trong vấn đề tài chính tại một vài thời điểm trong cuộc sống từ ngày còn bé và những khó khăn này để lại trong họ một ấn tượng và mong muốn vĩnh viễn không bao giờ muốn có lại cảm giác đó nữa. Trên thực tế, rất nhiều người sẽ làm bất kỳ điều gì – bao gồm cả từ bỏ hạnh phúc, sự thoải mái hay sống một cuộc sống cô độc – chỉ để không phải nếm trải lại sự khó khăn về tài chính.

Rất nhiều người lớn lên trong thời kỳ suy thoái thuộc loại hình tài chính này. Với người Cân đối, việc tiết kiệm và không tiêu tiền giống như một giá trị cốt lõi đến mức họ gặp khó khăn trong việc hiểu vì sao những người khác lại “không hiểu điều đó” và họ gần như có thành kiến với những người chỉ biết tiêu tiền.

Tiêu tiền là chuyện bình thường

Trên thực tế, việc tiêu tiền cho những thứ và những người quan trọng sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn. Nếu bạn đang đi làm, tôi tin chắc rằng bạn làm việc rất chăm chỉ. Nhưng bạn cần phải nhận ra rằng làm việc chăm chỉ không chỉ mang lại cho bạn một cái lưới nệm an toàn mà còn mang lại cho bạn hạnh phúc và sự giải thoát nữa. Khi chúng ta làm những điều tốt đẹp cho người khác, không phải vì họ yêu cầu hay vì chúng ta muốn được đáp trả lại, chúng ta mới thực sự tìm thấy ý nghĩa lớn nhất của hạnh phúc.

Mua quà tặng biếu bố mẹ

Mua quà tặng biếu bố mẹ

Như vậy không có nghĩa là tôi đang khuyên bạn phải chạy ra ngoài và mua cho hạn bè và gia đình nhà cửa, một chiếc Porsche hay hất cứ thứ gì tương tự thế, tuy nhiên, tôi muốn thử cách bạn tiêu tiền vào những thứ “vui vẻ” hơn bạn từng có trong quá khứ. Một lần nữa, đây có thể là việc khó đối với bạn, và có thể sau khi tiêu tiền, bạn thường có cảm giác hối hận. Vậy nên tôi gọi đó là thử thách trong kế hoạch cho việc tiêu tiền của mình.

Hãy nghĩ về thứ gì đó mà bạn luôn muốn làm hoặc thứ gì đó mà người bạn yêu thương thật sự mong muốn. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghĩ nó thật là “phù phiếm”, tuy nhiên, tôi thử thách bạn đặt một hoặc hai những việc như vậy trong kế hoạch thường niên của mình và thực hiện cho đến cùng. Dưới đây là một ví dụ:

Tôi có một khách hàng Cân đối. Cô ấy khoảng 45 tuổi, chưa từng kết hôn hay có con gì cả. Cô chi tiêu rất thận trọng và có một tấm nệm an toàn tốt nếu có bất cứ chuyện không hay nào xảy ra với sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, cách sống của cô rất đơn độc, cô tránh ra ngoài với bạn bè và đồng nghiệp vì cô không muốn “lãng phí tiền”. Cô có bày tỏ rằng mình cũng muốn tham gia vào nhiều hoạt động xã hội hơn, tuy thế, cô thật sự sợ phải tiêu tiền trong trường hợp có một thảm họa tài chính xảy ra.

Mới đây, cô quyết định đi du lịch nước ngoài với em gái mình. Đó là một bước tiến vượt bậc của cô. Cô không muốn tiêu tiền (dù cô có tiền), nhưng đó là một cơ hội hiếm có vừa xuất hiện và cô có cảm giác mình muốn chớp lấy sự mạo hiểm này. Chuyến đi kết thúc và nó đã trở thành một trong những điểm nhấn của cuộc đời cô cho đến giờ. Cô đã rất vui vẻ bên em gái và bạn bè mình, nhưng quan trọng hơn, cô đã có một trải nghiệm sống khác thường mà cô chưa từng có chừng nào vẫn thấy thoải mái trên ghế sô pha trong phòng khách.

Tôi thường thấy các khách hàng cân đối rơi vào tình trạng mà tôi gọi là “nỗi khổ của người tiết kiệm” vì họ không cho bản thân mình một phương tiện để tiêu số tiền mình dành dụm được. Hướng dẫn dưới đây sẽ rất tốt cho bạn nếu bạn cảm thấy như thể mình đang sắp không chịu đựng nổi nỗi khổ của người tiết kiệm:

Hãy nghĩ đến cách mà bạn có thể tiêu tiền:

1. Cách thứ nhất là tiêu cho bạn: Bạn không cần phảỉ quá căng thẳng, nhưng hãy nghĩ tớỉ việc gì đó mà bạn luôn muốn làm và hãy thực hiện nó!

2. Cách thứ hai là làm điều gì đó cho người khác: Hãy nghĩ về cách làm sao bạn có thể khiến một người mà bạn yêu thương ngạc nhiên với thứ gì đố hoặc trải nghiệm nào đó mà họ mong muốn từ lâu. Với các khách hàng dành tiền để tiêu vào những mục đích như thế, chúng tôi thường để riêng một tải khoản tiết kiệm dành cho “tiền giải trí”. Một vài khách hàng còn xác định trước xem họ sẽ cần bao nhiêu tiền giải trí và đặt một mục tiêu tiết kiệm cụ thể cho nó. Ví dụ, nếu họ muốn đi chơi một chuyến và chi phí của chuyến đi là 500 đô, họ dự định sẽ để dành 42 đô một tháng trong tài khoản để sau một năm, họ sẽ tiết kiệm được 500 đô. Các khách hàng khác lại để số tiền còn thừa vào CUỐI tháng vào tài khoản này. Họ bỉết rằng số tiền này không phải để dành riêng cho các tình huống khẩn cấp hay những thứ thiết yếu, vậy nên nếu họ muốn sử dụng tiền để giải trí thì họ sẽ có sẵn số tiền trong tài khoản đó, dù số tiền đó là bao nhiêu. Tài khoản tiền giải trí là một phương pháp tuyệt VỜI để tiêu tiền mà không cảm thấy ân hận. Khách hàng củạ tôi thích thú khi thấy mình đã lên kế hoạch để giải trí.