Phân loại chi tiêu (nhu cầu, mong muốn hay lãng phí)

Để xác định các khu vực có vấn đề, bạn cần sắp xếp các khoản chi của mình thành ba danh mục: nhu cầu, mong muốn và lãng phí:

Nhu cầu là khoản phí mà bạn thực sự không thể sống thiếu nó. Các khoản trong danh mục này bao gồm tiền thuê nhà hoặc tiền thế chấp, tiền bảo hiểm và bất kỳ khoản trả nợ nào mà bạn buộc phải trả, chẳng hạn như khoản vay sinh viên hay tiền mua xe…

Mong muốn là những thứ mà bạn thích nhưng bạn có thể tìm ra một phương án thay thế với chi phí hiệu quả hơn. Chẳng hạn như thực phẩm, xăng dầu, điện thoại và các hoạt động giải trí khác.

– Và lãng phí, giống như bạn có thể tưởng tượng ra, chúng không tạo ra nhiều giá trị trong cuộc, sống của bạn và việc tiêu tiền vào chúng sẽ khiến bạn đi xa khỏi những mục tiêu tài chính của mình. Chẳng hạn như quần áo, giày dép, các ứng dụng trả phí, trò- chơi, v.v…

Phân loại chi tiêu hàng ngày

Phân loại chi tiêu hàng ngày

Việc xác định được ba danh mục này rất quan trọng, vì nhiều người thường nghĩ rằng những thứ thuộc danh mục mong muốn nằm trong danh mục nhu cầu. Tôi muốn nhắc lại một lần nữa, rằng nhu cầu là những chi phí cố định mà bạn bắt buộc phải thanh toán. Sau đó, mọi chi phí khác nên rơi vào danh mục mong muốn hoặc lãng phí. Tôi nói vói khách hàng rằng đồ ăn là một mong muốn vì bạn có rất nhiều cách chi tiêu cho nó ngoài cách như thể bạn “đạt được” nó như hiện giờ. Ra ngoài ăn cả ba bữa không phải là phương pháp hiệu quả về mặt chi phí để nuôi sống bản thân bạn. Nếu bạn đang trong tình trạng có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu thì đây là một khu vực đơn giản mà bạn phải bắt đầu sửa chữa ngay. Tôi thường có thói quen rơi vào chiếc bẫy đi ăn ở ngoài quá nhiều, tuy nhiên, tôi vẫn có khả năng kiểm soát hành vi ăn uống của mình. Tôi lên kế hoạch cho việc mua sắm tốt hơn và cắt giảm chi phí cho đồ ăn thức uống xuống còn 70% chỉ bằng việc thay đổi cách ăn uống.

Tôi cũng có rất nhiều khách hàng thích ăn thực phẩm hữu cơ. Tôi cũng thích thực phẩm hữu cơ, nhưng bạn có thực sự cần ăn một số loại thực phẩm nhất định dưới dạng hữu cơ không? Khi thực sự phân tích giá trị của thực phẩm hữu cơ, bạn sẽ khám phá ra rằng mình không nhất thiết phải ăn tất cả các loại thực phẩm hữu cơ. Bạn chỉ đang là nạn nhân nia các mục quảng cáo hấp dẫn mà thôi. Theo quan điểm của tôi, thực phẩm hữu cơ là một mong muốn, chứ không phải nhu cầu. Sự thật là thực phẩm hữu cơ sẽ đắt hơn từ 50 tới 100% so với thực phẩm truyền thống tương ứng. Nếu bạn đang chi 100 đô một tuần cho thực phẩm, bạn có khả năng tiết kiệm tới 50 đô. Và một tháng bạn có thể tiết kiệm tới 200 đô bằng việc giảm lượng thực phẩm hữu cơ xuống.

Tôi không muốn bất cứ ai nghĩ rằng tôi đang chỉ trích thực phẩm hữu cơ hay ngành công nghiệp gần gũi với thiên nhiên. Thay vào đó, tôi nhắc đến thực phẩm hữu cơ vì tôi lo lắng cho sức khỏe tài chính của bạn và tôi thường thấy các khách hàng khiến tình trạng tài chính của mình trở nên ốm yếu trong nỗ lực khiến bản thân họ khỏe mạnh về mặt thể chất. Nếu bạn có khả năng trả thêm được từ 50 đến 100% cho thực phẩm hữu cơ và bạn đã lên kế hoạch cho nó thì tôi sẽ ủng hộ chiến lược đó. Tuy nhiên, nếu bạn không có khả năng để ăn 100% thực phẩm hữu cơ thì hãy nghiên cứu thêm về giá trị của thực phẩm hữu cơ. Hoặc hãy giới hạn bản thân chỉ ăn một số thứ được cho là cần thiết để tránh trực tiếp hấp thu thuốc trừ sâu và các thành phần độc hại khác.

Sai lầm trong chi tiêu

Sai lầm trong chi tiêu

Một mong muốn khác thường hay bị nhầm lẫn với nhu cầu, đó là chi phí xăng dầu cho xe máy, ô tô của bạn. Giá cả nhiên liệu đang thách thức tất cả những ai lái xe, tuy nhiên đôi khi lái xe (hoặc ít nhất là lái xe một mình) không phải là cách duy nhất giúp bạn đến được nơi cần đến. Tôi biết là có thể bạn thấy các phương tiện giao thông công cộng không thật sự thuận tiện và thoải mái, tuy nhiên, nếu sử dụng nó trong một số trường hợp nhất định, bạn có thể tiết kiệm chi phí xăng dầu cho bản thân mình. Tôi cũng thích thấy khách hàng thử đi chung xe với đồng nghiệp hoặc bạn bè thân thiết. Một lần nữa, điều này có thể khiến lịch trình của bạn thêm phần bất tiện và mất nhiều thời gian hơn, tuy nhiên, trong quá trình vươn đến tình trạng Tài chính Cân đối, bạn sẽ nhận thấy có rất nhiều điều “bất tiện” sẽ giúp bạn gặt hái được những phần thưởng tài chính về sau.

Cũng giống như việc mong muốn có thể bị nhầm lẫn với nhu cầu, rất nhiều thứ thuộc danh mục lãng phí cũng bị nhầm lẫn thành mong muốn hoặc nhu cầu. Tôi hình dung ra rằng bạn sẽ coi rất nhiều món thuộc danh mục này thành một nhu cầu hoặc một mong muốn. Bạn sẽ nói rằng: “Ricky, tôi cần mua một chiếc điện thoại mới.” Hoặc: “Ricky, tôi cần áo mới cho công việc.” Bạn có thể nghĩ rằng bạn cần những thứ đó, và có thể là đúng như thế thật. Nhưng liệu bạn có thể có những lựa chọn tốt hơn, thay vì chi tiêu quá tay và cho chúng vào danh mục lãng phí? Tôi đặc biệt coi những thứ thuộc danh mục này là thủ phạm tách bạn ra khỏi mục tiêu tài rhính của mình. Khi nhìn vào danh mục lãng phí, hãy tự hỏi mình xem khoản mua đó lợi hay hại cho vói việc đạt được mục tiêu tài chính của bản thân. Nếu nó làm hại bạn, bạn sẽ biết nó thuộc danh mục lãng phí.

NHU CẦU, MONG MUỐN, LÃNG PHÍ

Hãy xem lại việc chi tiêu của bạn trong vòng từ ba đến bốn tháng gần đây (hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm soát chi tiêu hàng ngày của mình) và cố gắng phân chia từng đồng đã được tiêu vào một trong ba danh mục này. Nếu bạn xếp mọi thứ vào danh mục nhu cầu, bạn nên quay lại và xem xét từng thứ một thật khách quan hoặc nhờ người khác giúp bạn phân loại lại mọi thứ. Hãy nhìn vào danh mục lãng phí và xếp thêm nhiều thứ vào đó. Bạn có thề tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong vòng từ ba đến bốn tháng nếu tránh được những khoản chi lãng phí? Liệu những thứ trong danh mục mong muốn hoặc lãng phí có thể được loại bỏ hoặc điều chỉnh không?