Tâm lý Đám Đông và việc dắt mũi đám đông dễ như thế nào?

Đám đông không thông minh như họ tưởng. Mặc dù mỗi cá nhân trong đám đông khi đứng đơn lẻ, họ là những người có trình độ cao, thậm chí thông minh xuất chúng. Đám đông luôn bị chi phối và định hướng bởi những gì đang nghe thấy, đang nhìn thấy và mỗi cá thể trong đám đông luôn làm theo thứ mà số đông đang làm. Mỗi thành phần trong đám đông luôn sợ hãi việc mình đi ngược đám đông, họ sẵn sàng xù lông nếu ai đó đụng đến họ hay có quan điểm trái ngược, họ dễ thay đổi cảm xúc và dễ bị dẫn dắt. Những đặc tính này được nói rất rõ trong cuốn “Tâm lý học đám đông” của Gustave Le Bon.

Tâm lý đám đông

Tâm lý đám đông

Có thể thấy, những vụ việc trên mạng xã hội vừa qua đều tuân theo đúng những đặc điểm của đám đông như trên. Thế nên, có ví dụ thế này để mọi người kiểm chứng về sự dễ dàng định hướng và xỏ mũi đám đông như thế nào:

Chắc bạn còn nhớ vụ hoa hậu Kỳ Duyên có dính tới scandal tư thế ngồi hớ hênh trên máy bay (không biết thì search google nhé). Ngay lập tức trên MXH, cộng đồng mạng lao vào phím chiến, bên thì chửi rủa với quan điểm như vậy là Kỳ Duyên đang làm tổn hại đến hình ảnh hoa hậu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam; bên thì bênh vực với ý là khi ngủ thì ai kiểm soát được hành vi, với lại cô bé đang tuổi mới lớn, cũng chưa ý thức được hết những thứ đó, sao nỡ nặng lời trách mắng…blah blah…

Tranh luận đi tranh luận lại, với cơn say máu của mình thì 2 phe tìm mọi lý lẽ để bảo vệ quan điểm của chính mình, thậm chí dùng những lời lẽ công kích cá nhân, những thuật nguỵ biện để bao biện cho ý của mình, phe mình là đúng. Cuộc phím chiến đang bất phân thắng bại, bỗng có 1 người vào comment ném đá hội nghị kiểu như: “Bố cái bọn dở hơi, hết việc để làm rồi à mà ngồi đó bình luận về háng của con 4`”. Ngay lập tức, 2 phe hung hãn kia đình chiến, chĩa hướng phím về kẻ vừa comment, nhào vô cùng chửi rủa nào là “mày khác éo gì, cũng đang tham gia chuyện háng này đấy”, nào là “chuyện của mày à mà mày xía mũi vô”, nào là “mày biết éo gì mà nói, thật nhục nhã cho cái loại không biết xấu hổ như mày”, nào là “mẹ cái loại cặn bã GATO như mày nên mới chửi hoa hậu của tao là 4`”, người nền nã hơn thì chửi “mày chẳng ra gì nên mới chửi hoa hậu như thế, làm gì đến nỗi mà mày bảo 4`”, và kẻ trước đó vừa chửi hoạ hậu cũng quay sang bênh “mặc dù làm xấu hình ảnh thật nhưng cũng không đến nỗi bị chửi là 4`” … vậy là đám đông quay sang chửi kẻ vô danh kia, quên bẵng luôn việc chửi hoa hậu. Kẻ vô danh đó chính là người tham gia xử lý khủng hoảng truyền thông cho Kỳ Duyên.

Vậy đấy, đám đông họ rất dễ bị kích động, rất dễ bị dắt mũi, chỉ cần một vài cá nhân chủ ý tác động theo hướng họ muốn thì đám đông sẵn sàng nhào theo. Hãy tỉnh táo trước những thứ mà mình nhìn và nghe thấy, bởi đôi khi những thứ ta thấy nó không như những gì ta đã thấy.