Tự xét lỗi lầm của mình, không bàn lỗi lầm người khác

Pháp sư Hoằng Nhất đã từng nói trong sách của ông: “Người đi tu nên biết tự kiểm điểm lỗi lầm của bản thân, không bàn về sự sai lầm của người khác. Nên biết rằng, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, ông ghét nhất là nói về sự sai lầm của người khác”.

Bàn luận người khác sai hay đúng không phải một hành vi tốt, do vậy người xưa từng khuyến cáo: “Không đủ thời gian để đi tự kiểm điểm bản thân, làm sao có thời gian để bàn chuyện của người khác”. Và cả thánh nhân Khổng Tử cũng từng nói rằng: “Cung tự hậu, nhi bạc trách ư nhân”. Ý của câu này là chúng ta kiểm điểm bản thân, đồng thời không nên bàn luận lỗi lầm của người khác.

Có một câu chuyện như sau: Có hai ông cháu mua một con lừa, lúc người ông để đứa cháu cưỡi lên lưng lừa, khách bộ hành trông thấy thế bèn nói: “Mày là đổ bất hiếu! Sao lại để ông mày già yếu thế mà phải đi bộ!”. Khi đứa cháu cho người ông cưỡi lên lưng lừa, có người lại chỉ trích người ông không biết yêu thương đứa cháu. Khi hai ông cháu đều không ngồi trên con lừa, xuống đi bộ, lại có khách bộ hành cười hai ông cháu: “Có con lừa mà không chịu cưỡi. Sao mà ngu thế!” Khi hai ông cháu cùng ngồi lên con lừa, có người lại bảo là hai ông cháu không biết thương động vật. Cuối cùng hai ông cháu không biết nên làm thế nào, chỉ có thể buộc chân con lừa lại hai người khiêng con lừa đi về.

Ý nghĩa của câu chuyện:

Những “lời bình luận của người khác” vốn là những lời vô nghĩa. Những người thích nói xấu sau lưng và bình luận những chuyên của người khác cũng là những người cực kỳ đáng ghét. Nói xấu sau lưng người khác không phải tác phong quân tử, con người nên đàng hoàng, có gì thì nói trước mặt người ta, không nói xấu sau lưng. Nên biết rằng, nói xấu sau lưng không những làm hại đến người khác, mà còn làm hại cho bản thân, không có ích cho bản thân, còn bị người ta coi thường.

Có những người vì không có việc gì làm, rảnh rỗi quá nên mới nói xấu sau lưng người khác, họ coi chuyện nói xấu người khác là một cách tiêu khiển, họ chưa bao giờ nghĩ những lời nói của mình sẽ gây ảnh hưởng gì cho người khác. Thực ra những người như vậy cũng không hẳn có ý đồ xấu, chỉ là ham hố thỏa mãn nhất thời. Nhưng những người nói không để tâm, còn người nghe lại để ý. Những lời nói không để tâm có thể sẽ bị những người để ý hiểu thành một ý khác, dùng để làm vũ khí tấn công những người bị người khác nói xấu, còn hại lại người nói, đẩy trách nhiệm cho những người nói ra những lời đấy. Đến cuối cùng, vô ý cũng sẽ thành có ý. Có muốn cũng không thể giải thích được. Với lại chuyện gì cũng nên nhìn một cách biện chứng, cảm giác bị người khác nói sau lưng không hề dễ chịu, “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (vật gì mình không muốn thì đừng đem lại cho người khác). Những chuyện bản thân mình không muốn chấp nhận sao lại áp đặt cho người khác?

Trung Quốc có một câu tục ngữ: “Thà mắng người trước mặt, cũng không nói xấu sau lưng”. Người khác có gì không đúng hoặc có khuyết điểm gì, bạn có thể chỉ ra trước mặt người ta, để giúp cho họ sửa chữa, nhưng đừng bao giờ không nói ra trước mặt, lại nói xấu sau lưng. Chúng ta nên nhớ rằng: “Tự kiểm điểm lỗi lầm của bản thân, không bàn luận sai lầm của người khác”, mình nên làm một người đàng hoàng.

“Ngồi yên kiểm điểm sự sai lầm của bản thân, khi ngồi nói chuyện không bàn đến lỗi của người khác”, đây là danh ngôn người xưa dùng để tu thân, khuyến cáo mọi người nên thường xuyên kiểm điểm bản thân, kiểm điểm lại những lỗi lầm của mình, lúc nói chuyện với nhau cũng không bàn luận lỗi lầm của người khác. Nâng cao tu dưỡng đạo đức, có tính tình thoải mái rộng rãi, nghiêm túc yêu cầu bản thân, khoan dung với người khác, đây cũng là sự quan trọng đối với chuyện tu thân cá nhân.