Bát nước đổ đi khó mà lấy lại được

Trong cuộc sống thường có những chuyện khiến cho người cảm thấy hối hận, có rất nhiều chuyện làm rồi cảm thấy hối hận, không làm cũng hối hận; làm quen được với rất nhiều người rồi thấy hối hận, lỡ mất đi cũng thấy hối hận. Sự di hận và hối hận của con người như là được trời sinh ra, cũng giống như là sự đau khổ sẽ đi theo cuộc sống từ đầu đến cuối, di hận và hối hận cũng sẽ đi theo cuộc sống từ đầu đến cuối.

Trong Tư trị thông giám” có một câu chuyện như sau: Thời vua Hán Linh, Thái thú Mạnh Mân xuất hành, trên đường đi ông không cẩn thận làm vỡ cái vại, ông mặc kệ, cứ thế đi tiếp. Danh sĩ Quát Thái thấy kỳ lạ rồi hỏi ông vì sao, ông trả lời: “Vại đã vỡ, cũng chẳng có cách nào để sửa lại, để ý cũng có làm được gì đâu.”

Làm vỡ cái vại đúng là chuyện khiến người cảm thấy hối hận. Nhưng trong câu chuyện, Mạnh Mẫn “cố tình mặc kệ, cứ thế đi tiếp”, điểu này cho thấy ông là một người biết cân nhắc mọi chuyện, ông biết rõ là đi tiếp vẫn hơn là ở lại hối hận, oán trách, không tính toán những tổn thất đã xảy ra và dứt khoát sảng khoái, chỉ cần đi tiếp! Chuyện này cũng gợi ý cho mình biết là, trong quá trình tiến bước, chúng ta nên học biết cân nhắc mọi chuyện và có nhận định tiến bộ sẽ tốt hơn hối hận.

Chỉ có một cuộc đời, bông hoa cũng chỉ nở một mùa, ai cũng muốn đời mình không có hối hận gì, ai cũng muốn mọi chuyện do mình làm đều chính xác và đạt được mục tích dự định của mình. Nhưng đấy chỉ có thể là ảo tưởng tốt đẹp, con người không thể nào không làm sai chuyện gì, cũng không thể không đi nhầm đường. Hối hận sau khi làm sai và nhầm đường là chuyện rất bình thường, đây là khúc nhạc dạo đầu của tự kiểm điểm và tự giải phẫu, chính là vì có những “sự hối hận tích cực” này, chúng ta sẽ bước đi chắc chắn và ổn định hơn trên quãng đường sau này.

Nhưng nếu bạn cứ hối hận mãi, thất bại không gượng dậy được hoặc tự thẹn không bằng người, tự vứt bỏ, thì hành động của bạn đúng là hành động của người ngu ngốc. Bạn nên biết rằng, cuộc đời không có vé khứ hồi, trên đời này cũng không có thuốc chữa hối hận.

Nhà thơ cổ Hy Lạp Homer nói: “Chuyện quá khứ đã qua, chuyện đã qua không có cách nào để vãn hồi.” Đúng như vậy, mặt trời hôm qua tốt đẹp như thế nào cũng không thể còn lại được trong hôm nay. Tại sao chúng ta không nắm chắc hiện tại, quý những gì bây giờ mình đang nắm trong tay? Tại sao lại mất thời gian để hối hận những chuyện đã qua?

Tiến sĩ Boer Brown Intervet đã từng nói với nhà thuyết trình Carnegie một kinh nghiệm quý mà Boer Brown Intervet đã học được, để cho Carnegie nhận ra nhiều sự gợi ý. Carnegie nói: “Hai mươi năm trước, tôi là một sinh viên đại học chuyên lo bò trắng răng, gặp khó khăn sẽ cảm thấy buồn bã, lo lắng thậm chí là mất ngủ. Nghĩ đến những chuyện đã làm thì hối hận tại sao không làm tốt hơn, hối hận những lời đã nói ra không được thỏa đáng.”

Có một ngày, lớp chúng tôi tập trung ở phòng thí nghiệm, tiến sĩ Boer Brown Intervet đã đợi ở đấy. Trên bàn của ông có một cốc sữa bò, khi chúng tôi ngồi xuống, tất cả mọi người đều tập trung vào cốc sữa để trên bàn, trong lòng nghĩ cốc sữa ấy thì liên quan gì đến môn vệ sinh. Tiến sĩ tự dưng đứng lên, làm đổ cốc sữa. Tiến sĩ bảo mọi người xem các mảnh vỡ của cái cốc: “Mọi người nhìn kỹ nhé! Mọi người nên rút kinh nghiệm lẩn này, cốc sữa đã đổ đi rồi, cho dù các bạn hối tiếc bao nhiêu cũng không thể lấy lại được. Có thể các bạn sẽ nghĩ rằng, lúc nãy cẩn thận một chút thì sẽ không xảy ra chuyện này. Nhưng đã muộn rồi, cho nên chúng ta nên quên đi chuyện làm đổ sữa, lập kế hoạch cho những chuyện tương lai.”

Có lẽ sẽ có người nghĩ “Bát nước đổ đi khó lấy lại/ hối hận cũng không làm được gì” là những giọng điệu cũ nhàm và không thèm để ý. Tuy đây là một câu rất hay nói nhưng câu này lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ngạn ngữ tức là những kinh nghiệm tích lũy lâu năm của con người và những trí tuệ tương truyền nhiều đời.

Cuộc đời của con người nhiều chuyện chưa biết trước được, những chuyện này có thể chia thành hai loại, một loại là có thể thay đổi/ chúng ta có thể thay đổi những chuyện đó qua sự nỗ lực của mình hoặc thay đổi một số” điều kiện nhất định; một loại khác nữa là đã thành sự thật và không thể thay đổi, bất cứ chúng ta cố gắng nỗ lực như thế nào cũng không thể thay đổi sự việc đã xảy ra. Khi ta đối mặt với loại thứ hai, ta nên chấp nhận sự thật, đối mặt một cách lạc quan tích cực, đấy mới là thái độ ta nên có.

Cuối cùng xin chúng ta hãy ghi nhớ: Nếu chúng ta không thể có được những thứ mình muốn có, tốt nhất cũng đừng để cho sự lo lắng vả sự hối hận ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Chúng ta hãy học cách biết tha thứ cho bản thân mình, học cách biết thông suốt.