Vạch ra kế hoạch cân đối tài chính

Bạn cần trải qua từ ba đến bốn tháng chi tiêu với một thao tác là rà soát chi tiêu, phân loại các khoản chi và xác định được các khu vực có vấn đề của mình. Giờ bạn cần quyết định bạn sẽ làm gì với chúng. Đây là thời điểm chúng ta lập kế hoạch cân đối. Lý do đầu tiên khiến các khách hàng của tôi trở nên Mảnh mai hoặc Béo phì là vì họ thiếu một kế hoạch hợp lý. Theo cách truyền thống, kế hoạch này có tên gọi là “kế hoạch chi tiêu”. Theo cá nhân tôi, “kế hoạch chi tiêu” cũng giống như “kế hoạch ăn kiêng”. Chẳng có ai (có thể là trừ tuýp người cân đối) thích ý tưởng về chuyện phải sống gò mình vào một kế hoạch cả, nên họ không lựa chọn cách làm đó.

Quay lại với việc phân tích bản đồ đường đi, chẳng phải xác định trước đường đi trên GPS hoặc một tấm bản đồ sẽ có ý nghĩa hơn là cứ lên xe và lái đi sao? Nếu không có một Kế hoạch Cân đối, đó chính xác là điều chúng ta làm hàng ngày trong cuộc sống tài chính, thì đừng thắc mắc vì sao ta chi tiêu quá tay hay luôn trong tình trạng có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu. Nếu có thể lên kế hoạch cho cuộc đời mình ở mức nhiều nhất có thể, chúng ta sẽ không gò bó bản thân trong một kế hoạch chi tiêu hoặc chế độ ăn kiêng. Thay vào dó, chúng ta thay đổi phong cách sống, điều đó sẽ giúp ta có được những gì mình muốn và giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống của mình.

Bước đầu tiên để vạch ra kế hoạch cân đối là bạn phải biết tổng thu nhập mỗi tháng của bạn hoặc gia đình bạn. Từ đó, bạn nên dành riêng ít nhất là từ 10 đến 15% khoản tiền đó ra và đảm bảo rằng nó sẽ được gửi vào một tài khoản tiết kiệm, tài khoản đầu tư hay tài khoản hưu trí.

Kế hoạch cân đối tài chính

Kế hoạch cân đối tài chính

Thu nhập của bạn, trừ đi khoản tiền đã gửi tiết kiệm, là xuất phát điểm của bạn. Chẳng hạn như nếu mỗi tháng bạn kiếm được 2000 đô (trước thuế) thì bạn phải để từ 200 đến 300 đô vào một tài khoản tiết kiệm. Vậy nên con số khởi điểm thực tế của bạn sẽ là khoảng 1700 – 1800 đô la một tháng. Hầu hết những người lập kế hoạch, bao gồm cả tôi, thường khuyến khích mọi người lấy 10 đến 15% từ số lương chưa bị khấu trừ – trước thuế – chứ không phải số lương thực tế – sau thuế. Tôi biết rằng lương của bạn sẽ thấp hơn sau khi trừ thuế, nhưng bạn nên suy nghĩ về việc trả tiền cho bản thân mình trước và cố gắng để mỗi năm lại tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Và sau đó trừ thuế và các khoản thuộc danh mục “nhu cầu” của bạn: tiền thuê nhà, tiền xe, trả nợ khoản vay sinh viên, v.v… Bạn có còn lại chút tiền nào không? Nếu bạn không còn chút tiền nào thì bạn cân thực sự suy nghĩ lại về cách sống của mình. Bạn có nhớ tôi từng nói “Bạn không thể có mọi điều mình muốn” không? Nếu bạn không có đủ khả năng để mua xe hay thuế nhà dựa trên số lương của bạn thì bạn buộc phải có những quyết định khó khăn. Bạn có thể sống ở khu rẻ hơn không? Bạn có thể sống ở nhà không? Bạn có thể sống chung vói người khác không? Bạn có cần tìm một công việc mới không? Bạn có thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng không?

Bạn sẽ thấy ngạc nhiên với số lượng người tôi từng ngồi cùng chẳng còn lại chút tiền nào sau khi trừ đi những thứ trong danh mục nhu cầu của họ. Sở dĩ có điều này vì khách hàng của tôi có cơ hội sử dụng thẻ tín dụng hoặc tiền của họ hàng. Vấn đề ở đây là nó khiến bạn suy nghĩ sai lầm rằng bạn có tiền trong khi bạn thực sự không có. Nếu bạn không kiếm được tiền thì tức là bạn không có tiền. Vấn đề của sự hỗ trợ từ họ hàng là nó khiến khách hàng của tôi không thực sự hiểu được làm sao để sống dựa vào thu nhập của mình. Tôi sống và làm việc ở New York và tôi cũng là cố vấn của rất nhiều khách hàng ở đây. New York thực sự là nơi vô cùng đắt đỏ, tuy nhiên, tôi đã thấy rất nhiều khách hàng có khả năng sống, làm việc và tiết kiệm ở New York, thậm chí với đồng lương khá ít ỏi. Việc đó đòi hỏi bạn phải nỗ lực và tập trung, nhưng họ đã làm được điều đó nhờ việc thực hành các bài tập được hướng dẫn ở trang web này.